Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, kể cả trẻ em. Nấm âm đạo có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn.
Nấm âm đạo là gì?
“Thủ phạm” gây nấm âm đạo có tên là Candida albicans. Nấm này tồn tại trong âm đạo, bình thường sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe do được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Bên cạnh đó các lợi khuẩn khác và có nhiệm vụ cân bằng môi trường âm đạo với sinh vật khác.
Tham khảo:
Tuy nhiên, nếu độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng, nấm Candida sinh sôi và phát triển gây viêm nấm âm đạo.
Khi bị nấm âm đạo, chị em thường có triệu chứng:
– Ngứa ngáy âm đạo, khí hư ra nhiều khiến “cô bé” luôn trong tình trạng ẩm ướt.
– Mọc mụn xung quanh âm đạo.
– Có mảng trắng mùi hôi ở vùng kín, sưng tấy môi lớn, môi bé âm đạo.
– Đau khi quan hệ, tiểu buốt, chảy máu âm đạo sau quan hệ.
Nhìn chung, triệu chứng nấm âm đạo khá giống các bệnh viêm phụ khoa khác. Do đó, chị em nên đi khám, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo
Bình thường, nấm Candida tồn tại nơi vùng ẩm ướt của cơ thể, nhất là vùng kín. Chúng được hệ miễn dịch và nhiều lợi khuẩn kiểm soát nên không gây nguy hiểm đến sức khỏe chị em. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, môi trường âm đạo thay đổi khiến chúng phát triển nhiều hơn, gây mất cân bằng dẫn đến viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo có thể do:
– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhất là khi có kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục.
– Lạm dụng kháng sinh, thuốc tránh thai gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
– Quan hệ tình dục bừa bãi không chỉ gây mắc viêm âm đạo mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà ở vùng kín, giang mai…
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Nấm âm đạo không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mà có thể tác động đến chức năng sinh sản. Khi nấm Candida lây lan đến tử cung, buồng trứng, từ đó gây vô sinh, hiếm muộn nếu không điều trị kịp thời”.
Điều trị nấm âm đạo như thế nào?
Nấm âm đạo có thể điều trị bằng nội khoa, thuốc có tác dụng chống nấm, giảm đau, cải thiện triệu chứng.
Thuốc có thể thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo. Mỗi loại thuốc có cách sử dụng và công dụng khác nhau, chị em cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ.
Trong đó, thuốc đặt âm đạo điều trị nấm được sử dụng khá phổ biến. Cách đặt thuốc như sau:
– Chị em cần rửa tay, rửa vùng kín sạch sẽ.
– Bạn cần nhúng thuốc vào nước khoảng 2 – 3 giây để làm ẩm, sau đó đặt vào âm đạo luôn.
– Nằm cao mông, nâng 2 đầu gối hoặc nằm ngửa. Đồng thời kẹp viên thuốc và đưa vào bên trong âm đạo.
– Nên đặt thuốc trị nấm âm đạo vào buổi tối, nếu đặt thuốc buổi ngày thì nhét bông sạch vào vùng kín để tránh thuốc rơi ra ngoài.
Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh tái phát, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục, tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế hải sản, đồ ăn cay nóng để tránh gây ngứa ngáy khó chịu, làm chậm quá trình phục hồi bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh nấm âm đạo, nếu còn thắc mắc, chị em có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe sinh sản 02437.152.152 để được tư vấn thêm.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc