ảnh minh họa
Tụt đường huyết là tình trạng cấp cứu khi lượng đường có trong máu hạ xuống một cách bất thường (dưới 70 mg/dl).
Bệnh nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như hôn mê thậm chí tử vong.
Tụt đường huyết hay còn được gọi là hạ đường huyết, chứng này xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dl. Lúc này người bệnh sẽ có nguy cơ hôn mê sâu và tử vong nếu không được can thiệp y tế.
Tuyến tụy cơ quan duy nhất có vai trò kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Khi tuyến tụy tiếp ra hormone insulin, loại hormone này làm tăng sự chuyển hóa glucose. Đồng thời lượng đường huyết trong cơ thể bị suy giảm.
Ở những người mắc chứng tiểu đường cơ thể sẽ thiếu lượng glucagon do ức chế của thuốc. Do đó, dù đường huyết trong cơ thể cao bạn vẫn có khả năng bị tụt đường huyết như bình thường.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm do chứng tụt đường huyết gây ra, bạn nên tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây.
Các dấu hiệu hạ đường huyết là gì?
Khi bị tụt đường huyết bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Nhức đầu;
- Ù tai;
- Toát mồ hôi;
- Mờ mắt;
- Tim đập nhanh;
- Cáu gắt;
- Run rẩy;
- Mệt mỏi, mất sức.
Nếu có các dấu hiệu này bạn nhanh chóng bù đắp lại lượng đường vào cơ thể, để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân gây ra chứng tụt đường huyết
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt đường huyết khác nhau, nắm được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục tốt nhất.
- Uống rượu:Khi bạn hấp thu một lượng cồn vào trong người sẽ làm giảm khả năng tạo đường ở gan. Nếu có triệu chứng hạ đường huyết lúc này sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Uu tuyến tụy: Khi có khối u ở tụy sẽ làm tăng nồng độ Insulin trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn bị khiến cho bệnh nhân bị tụt đường huyết vào sáng sớm, cuối trưa và khi bị đói.
- Dùng thuốc sai cách: Nhiều người bệnh sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, không đúng chỉ định, nhịn đói rất dễ gây ra suy thận, suy gan…Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ dẫn đến hệ lụy làm giảm tốc độ chuyển hóa thức ăn, nhiễm trùng ruột, suy dinh dưỡng… đây đều là nhân tố khiến bạn dễ tụt huyết áp.
- Bệnh nhân cắt dạ dày, cắt thực quản thường sẽ bị hạ đường huyết sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Các cách xử trí khi bị tụt đường huyết
Đối với các bệnh nhân khi thấy dấu hiệu hạ đường huyết bạn nên ăn các thức ăn nhẹ như cháo loãng, súp, uống nước đường để bổ sung lượng đường cần thiết cho cư thể.
Nằm nghỉ ngơi thoải mái, khi tỉnh táo bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Với những bệnh nhân bị tiểu đường bạn nên sử dụng dung dịch ngọt 30% ngay khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết. Trước khi có dấu hiệu rối loạn thần kinh bệnh nhân cần được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid. Ngoài ra, phương pháp Plasmapheresis giúp ngăn chặn tình trạng đường trong cơ thể của người bệnh bị giảm đột ngột.
Hi vọng, với cách xử lý chứng tụt huyết áp trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được lượng đường trong cơ thể. Tránh được những biến chứng nguy hiểm của chứng hạ đường huyết gây ra cho bản thân.
Tài liệu tham khảo:
Truy cập lần cuối ngày 29-1-2019 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypoglycemia/diagnosis-treatment/drc-20373689
Truy cập lần cuối ngày 29-1-2019 http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/treatment-and-care/blood-glucose-control/hypoglycemia-low-blood.html
Truy cập lần cuối ngày 29-1-2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3180523/
Truy cập lần cuối ngày 29-1-2019 https://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hypoglycemia#3
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0584.591.878
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc